Các bước khám thai
1. Hỏi:
- Hỏi KCC tính tuổi thai
- Hỏi diễn biến suốt quá trình thai nghén; lịch sử dùng thuốc nếu có
- Hỏi tiền sử các lần thai trước
- Hỏi các bệnh đã có
- Hỏi bệnh liên quan đến gia đình…
2. Khám toàn thân:
- Đo chiều cao, cân nặng; tính BMI hoặc đánh giá tăng cân
- Đo huyết áp, lấy mạch
- Khám phù, thiếu máu, xuất huyết dưới da…
- Khám phát hiện bệnh ở các cơ quan như tim mạch, phổi, gan, thận….
3. Khám sản:
- Đánh giá hình dạng tử cung và sẹo mổ cũ nếu có
- Đo bề Cao tử cung, vòng bụng, ước lượng trọng lượng thai
- Xác định tư thế thai nhi
- Khám phụ khoa nếu có bất thường: ra nhiều dịch, dịch màu, mùi bất thường…
- Khám vú
4. Thử nước tiểu; Siêu âm; làm các xét nghiệm phù hợp theo sơ đồ sàng lọc thai nhi
5. Hỏi lịch tiêm chúng. Tư vấn tiêm chúng uốn ván
6. Cung cấp vi chất phù hợp tuổi thai và tình trạng bệnh của mẹ
7. Tư vấn chế độ vệ sinh, ăn uống, luyện tập, sinh hoạt tình dục phù hợp; tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ
8. Ghi chép vào sổ, phiếu khám thai; vào các công cụ QLTN
9. Kết luận; hẹn lịch kế tiếp
Bs. Bùi Thị Phương
-
Diêm Thị Thanh ThủyThạc sỹ - Bác sỹ Cao Cấp chuyên ngành sản phụ khoa và dinh dưỡng lâm sàng
-
Bs CKI Thành Xuân AnhBác sỹ CK I chuyên ngành sản phụ khoa
Chị rất vui vì em đã có ý thức chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai. Hiện tại BMI của em là 27,4 em đang bị thừa cân. Thừa cân khi có thai rất dễ bị các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường thai kỳ, tền sản giật.. vì vậy em cần giảm cân về cân nặng lý tưởng trước khi mang thai. Cân nặng tốt nhất em nên có là từ 45 đến 50kg. Chúc em thành công.
Em đang trong độ tuổi sinh đẻ nên viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất thường gặp. Theo như em kể thì cách đây 2 tháng em bị viêm âm đạo do nấm. bệnh này rất dễ chữa khỏi nhưng cũng rất dễ tái phát hoặc sau khi điều trị nấm rất dễ bị viêm âm đạo do vi khuẩn. Em nên đi khám phụ khoa lại để xác định đúng nguyên nhân để điều trị cho hiệu quả